HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2024-2025 THÀNH CÔNG RỰC RỠ


07-05-2025

Sáng ngày 05/5/2025, Khoa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm học 2024–2025. Đây là sự kiện thường niên có ý nghĩa quan trọng, nhằm khuyến khích tinh thần tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên trong toàn khoa.

Hội nghị được tổ chức theo hai tiểu ban chuyên môn gồm Phiên Khoa học Cơ bảnPhiên Khoa học Giáo dục, với sự tham gia trình bày của 18 nhóm sinh viên. Các đề tài được đánh giá cao về sự nghiêm túc, khả năng ứng dụng cũng như tính sáng tạo trong cách tiếp cận. Hội đồng chấm thi bao gồm các giảng viên giàu kinh nghiệm đã làm việc công tâm, khách quan để lựa chọn ra những công trình xuất sắc nhất.

Kết quả, Phiên Khoa học Cơ bản đã trao 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích. Trong khi đó, Phiên Khoa học Giáo dục đã chọn ra 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Bao gồm:

1. Đề tài được Giải Nhất: 03 đề tài
Phiên Khoa học Cơ bản: 02 đề tài
1. Tổng hợp, cấu trúc, tính chất của một số phức chất Pt(II) chứa dẫn xuất của 8-hydroxyquinoline và phosphine.
2. Nghiên cứu tổng hợp hệ dị hợp Cu2O-BiVO4/FTO ứng dụng làm photoanode cho phản ứng phân tách nước.
Phiên Khoa học Giáo dục: 01 đề tài
1. Thiết kế và sử dụng game mobile trong dạy học Hóa học 10.

2. Đề tài được Giải Nhì: 04 đề tài
Phiên Khoa học Cơ bản: 03 đề tài
1. Tổng hợp, cấu trúc và tính chất quang của một số phức chất Zn(II) với phối tử đa càng chứa dị vòng nitrogen.
2. Nghiên cứu sự phụ thuộc của phối tử ảnh hưởng đến khả năng cảm biến huỳnh quang phát hiện ion Al3+ của các tetrakis β-diketonates Eu3+.
3. Nghiên cứu đặc trưng tính chất của vật liệu polymer sinh học mang lovastatin.
Phiên Khoa học Giáo dục: 01 đề tài
1. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua mô hình sư phạm CARE-KNOW-DO kết hợp khung năng lực AI của UNESCO trong dạy học môn Hóa học.

3. Đề tài được Giải Ba: 04 đề tài
Phiên Khoa học Cơ bản: 03 đề tài
1. Thiết kế, tổng hợp và hoạt tính sinh học của một số o-aminophenol.
2. Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá khả năng kháng khuẩn, xúc tác quang của phụ gia hydroxide lớp kép Mg-Al-Cu sử dụng dịch chiết bồ hòn làm chất hoạt động bề mặt.
3. Nghiên cứu tổng hợp và khả năng hấp phụ streptomycin của vật liệu 3 thành phần PGA.
Phiên Khoa học Giáo dục: 01 đề tài
1. Xây dựng và sử dụng Concept Cartoons khắc phục quan niệm sai lầm của học sinh trong dạy học chủ đề “Chất và sự biến đổi chất” môn Khoa học tự nhiên lớp 9.

4. Đề tài được giải Khuyến khích: 07 đề tài
Phiên Khoa học Cơ bản: 04 đề tài
1. Nghiên cứu tổng hợp vật liệu quang xúc tác g-C3N4/ MOF(Fe, Zr) ứng dụng phân hủy 2,4,6-trinitroresorcinol trong nước.
2. Tổng hợp phức chất dị nhân Eu-TFPB-Cs và nghiên cứu khả năng cảm biến huỳnh quang nhận biết 2,4,6-trinitrophenol.
3. Nghiên cứu cảm biến glucose theo cơ chế tắt huỳnh quang kết hợp enzyme.
4. Nghiên cứu tối ưu điều kiện tổng hợp chấm lượng tử carbon thân thiện môi trường.
Phiên Khoa học Giáo dục: 03 đề tài
1. Đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học thông qua bài tập hoá học phần hydrocarbon.
2. Xây dựng và thử nghiệm website cung cấp tài nguyên trò chơi trong hoạt động luyện tập môn KHTN-Chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối.
3. Thiết kế và sử dụng truyện tranh hỗ trợ dạy học phần Cơ sở hóa học chung - Hóa học lớp 10.

Các đề tài tiêu biểu từ mỗi phiên cũng đã được đề cử tham dự Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp Trường trong thời gian tới. Bao gồm:
1. Tổng hợp, cấu trúc, tính chất của một số phức chất Pt(II) chứa dẫn xuất của 8-hydroxyquinoline và phosphine.
2. Thiết kế và sử dụng game mobile trong dạy học Hóa học 10.
3. Nghiên cứu tổng hợp hệ dị hợp Cu2O-BiVO4/FTO ứng dụng làm photoanode cho phản ứng phân tách nước.
4. Tổng hợp, cấu trúc và tính chất quang của một số phức chất Zn(II) với phối tử đa càng chứa dị vòng nitrogen.
5. Nghiên cứu sự phụ thuộc của phối tử ảnh hưởng đến khả năng cảm biến huỳnh quang phát hiện ion Al3+ của các tetrakis β-diketonates Eu3+.
6. Nghiên cứu đặc trưng tính chất của vật liệu polymer sinh học mang lovastatin.
7. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua mô hình sư phạm CARE-KNOW-DO kết hợp khung năng lực AI của UNESCO trong dạy học môn Hóa học.

Hội nghị năm nay không chỉ là cơ hội để sinh viên thể hiện kết quả nghiên cứu của mình, mà còn là dịp giao lưu, học hỏi, lan tỏa tinh thần học thuật và niềm đam mê khám phá khoa học trong cộng đồng sinh viên Khoa Hóa học. Các sản phẩm từ hội nghị, bao gồm bài báo cáo, hình ảnh, video và sản phẩm nghiên cứu sẽ tiếp tục được giới thiệu rộng rãi trên các kênh truyền thông của khoa./.

Một số hình ảnh về hội nghị KHSV

Post by: Khoa Hóa học-HNUE
07-05-2025

Tin tức - THông báo