Bộ môn Vô cơ


08-01-2018

Được thành lập năm: 1955

Trưởng Bộ môn qua các thời kì:

1955-1959: Nhà giáo Nhân dân Hoàng Ngọc Cang

1959-1961: PGS, Nhà giáo ưu tú Đặng Trần Phách

1961-1966: Nhà giáo Nguyễn Duy Ái

1966-1967: Nhà giáo, TS Nguyễn Đình Ngộ

1967-1977: Nhà giáo, TS Từ Kỳ

1977-1983: Nhà giáo Nguyễn Duy Ái

1983-1984: TS. Trần Thị Bình

1984-1985: PGS, Nhà giáo ưu tú Đặng Trần Phách

1985-1997: TS. Nguyễn Thế Ngôn

1997-2001: PGS.TS Trần Thị Đà

2001-2018: PGS.TS Phạm Đức Roãn

2018-nay: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chi

Đội ngũ hiện nay: 7 cán bộ, trong đó có 06 giảng viên (5 PGS, 1 Tiến sĩ) và 1 GVTH (1 Ths).

Chức năng, nhiệm vụ:

- Đào tạo cử nhân Hoá học, thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Hoá học vô cơ.

- Bồi dưỡng Hoá vô cơ cho giáo viên THCS và giáo viên THPT ở nhiều tỉnh thành, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy cho nhiều trường CĐSP và ĐHSP trong cả nước.

- Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, Bộ môn luôn chú trọng công tác NCKH. Các cán bộ của BM đã tham gia hướng dẫn nhiều HS, SV NCKH đạt giải thưởng NCKH các cấp (Trường, Quốc gia, Quốc tế).

Cán bộ Bộ môn các thế hệ cùng BCNK Hoá học

Ảnh chụp 18/11/2010

 

Tập thể cán bộ Bộ môn đang công tác

Ảnh chụp 3/2020

I. Cán bộ của bộ môn hiện nay:

TT Họ và tên Học hàm, học vị Ghi chú

1

Nguyễn Thị Thanh Chi

PGS.TS, GV cao cấp

Trưởng bộ môn

2

Lê Hải Đăng

PGS.TS, GV cao cấp

Chủ tịch Công đoàn Khoa, UV BCHCĐ Trường

3

Lê Thị Hồng Hải

PGS.TS, GV cao cấp

 

4

Nguyễn Văn Hải

Tiến sĩ, Giảng viên chính

Phó trưởng BM

5

Ngô Tuấn Cường

PGS.TS, GV cao cấp

Trợ lý CSVC

6

Đinh Thị Hiền

PGS.TS            

Trợ lý ĐT và NVSP

7

Phạm Thị Minh Thảo

Ths, Giáo viên thực hành

Tổ trưởng công đoàn

 

II. Các hướng nghiên cứu chính của các cán Bộ bộ môn:

Các cán bộ BM chủ trì và tham gia nhiều đề tài khoa học công nghệ các cấp (cấp Sở, cấp Bộ, Nafosted và hợp tác quốc tế) với các hướng nghiên cứu chính sau:

  • Nghiên cứu phức chất của platin, paladi, kim loại chuyển tiếp 3d và đất hiếm định hướng ứng dụng trong lĩnh vực y dược, quang và xúc tác tổng hợp hữu cơ.
  • Nghiên cứu vật liệu vô cơ loại photphat, vanadat, perovskite pha tạp đất hiếm, nano oxit sắt từ, màng nano oxit kim loại định hướng ứng dụng trong lĩnh vực xúc tác xử lý môi trường, quang, điện và từ.
  • Nghiên cứu phân bón lá đa dinh dưỡng trên nền chất tự nhiên định hướng ứng dụng trong nông nghiệp sạch.
  • Nghiên cứu lý thuyết động học, cơ chế của các phản ứng trong pha khí; cấu trúc, tính chất từ, tính chất quang phổ của các hệ phân tử và cluster kim loại.

Các kết quả nghiên cứu của cán bộ Bộ môn được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước uy tín. Trong đó có 01 bài được đăng trên tạp chí Science năm 2018. Ngoài ra đã xuất bản được nhiều sách tham khảo phong phú dành cho giáo dục Trung học phổ thông.

1. PGS.TS. Phạm Đức Roãn

- Tổng hợp, nghiên cứu tính chất và ứng dụng của vật liệu nano phát quang.

- Nghiên cứu phân chia tinh chế các nguyên tố đất hiếm bằng phương pháp chiết lỏng-lỏng.

- Nghiên cứu, tổng hợp, cấu trúc, tính chất và ứng dụng phức chất của nguyên tố đất hiếm với phối tử hữu cơ.

2. PGS.TS. Lê Hải Đăng

- Nghiên cứu tổng hợp, ứng dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp an toàn công nghệ cao.

- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu định hướng xử lý môi trường và chế tạo linh kiện nhiệt điện.

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

- Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất phức chất kim loại chuyển tiếp với định hướng ứng dụng trong y học và phát quang

- Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất phức chất cơ cacben với định hướng ứng dụng xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.

4. PGS.TS. Lê Thị Hồng Hải

- Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất và ứng dụng phức chất của kim loại chuyển tiếp với phối tử hữu cơ (làm chất màu cho gốm sứ, phức chất có hoạt tính sinh học; phức chất phát quang)

- Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu nano

5. TS. Nguyễn Văn Hải

- Nghiên cứu cân bằng chiết tách, phân chia, tinh chế các nguyên tố đât hiếm từ quặng Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).

- Tổng hợp các hệ vật liệu nano oxit hỗn tạp chứa đất hiếm ứng dụng làm xúc tác oxi hóa và xúc tác quang phân hủy các chất hữu cơ.

- Xây dựng các câu hỏi, bài tập về hướng Hóa học phổ thông để hướng dẫn Thạc sỹ đào tạo ngoài trường.

6. TS. Ngô Tuấn Cường

Sử dụng các phương pháp tính toán hóa học lượng tử trên các gói phần mềm Gaussian hay Molcas để nghiên cứu cấu trúc; mối quan hệ giữa tính chất quang phổ và tính chất từ của các hợp chất cũng như các cluster chứa các nguyên tố kim loại chuyển tiếp với cấu trúc của chúng. Mô phỏng cấu trúc, sự phát huỳnh quang và từ tính của cluster của các kim loại chuyển tiếp trong pha khí cũng như phân tán trong mạng tinh thể của các oxit florua hay trong các hốc trống của zeolite.

Sử dụng các công cụ tính toán lý thuyết nghiên cứu cơ chế của các phản ứng hóa học.

7. TS. Đinh Thị Hiền

Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất phức chất của nguyên tố đất hiếm phát quang với các phối tử hữu cơ chứa hệ liên hợp π định hướng ứng dụng trong y học, vật liệu quang từ.

 

III. Hợp tác nghiên cứu:

Hiện nay Bộ môn đang hợp tác nghiên cứu với các cơ quan trong và ngoài trường như: Đại học Quốc gia Singapo, KU – Leuven (Vương quốc Bỉ), Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ Xạ - Hiếm thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Qui Nhơn…

 

IV. Đề tài đã và đang triển khai do cán Bộ bộ môn làm CNĐT:

 

Bảng 1: Thống kê đề tài các cấp do cán bộ BM làm chủ nhiệm giai đoạn 2016-2021

 

Năm Đề tài NCKH
Trường Bộ, Sở Nafosted, NN Tổng
2016   02 01 (ĐT quỹ VLIR-OUS)  
2017       0
2018       0
2019   03 01 04
2020 01   03 04
2021       0
Tổng 01 05 05 11

 

Bảng 2: Thống kê các công trình KHCN giai đoạn 2016-2021

Năm

 

Số bài báo khoa học đã công bố

Sách giáo khoa, sách tham khảo

Trong nước

Quốc tế

SCI

SCIE, Scopus

Khác

Tổng

2016

19

4

2

2

8

2

2017

28

8

1

1

10

4

2018

25

5

1

1

7

2

2019

15

5

1

0

6

6

2020

12

10

1

0

11

1

2021

6

1

1

 

2

1

 Tổng số

105

33

7

4

44

16

 

Bảng 3: Thống kê số cao học và số NCS do cán bộ Bộ môn Hóa học Vô cơ hướng dẫn giai đoạn 2016-2021

Năm Số cao học Số NCS Ghi chú
2016-2021 56 4

01 NCS đã bảo vệ

02 NCS đã bảo vệ cấp bộ môn

01 NCS chuẩn bị bảo vệ cấp bộ môn

Bảng 4. Kết quả chủ nhiệm/tham gia đề tài cụ thể của từng cá nhân trong BM

TT

Tên đề tài

Cấp quản lí

Năm thực hiện

Chủ nhiệm đề tài/tham gia

Ghi chú

 

1

A joint structural research on platinum(II) complexes for antitumor activity and elaboration of the framework for training in crystallography.

Quỹ VLIR-UOS, Bỉ và Trường ĐHSPHN

KP về trường ĐHSP Hà Nội

9/2014 - 9/2016

PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Chi (đồng chủ nhiệm)

 

Đã nghiệm thu.

 

2

Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất và hoạt tính xúc tác phức chất cơ kim của platin(II) và paladi(II).
Mã số nafosted 104.03-2015.83

Nafosted

 

2016-2019

PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Chi (chủ nhiệm)

Đã nghiệm thu

3

Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc phức chất cơ kim chứa carbene dị vòng N định hướng ứng dụng trong xúc tác tổng hợp hữu cơ và hoá dược.
Mã số nafosted 104.03-2019.15

Nafosted

 

2019-2022

PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Chi (chủ nhiệm)

TS. Nguyễn Văn Hải (Thư ký)

Đang thực hiện

4

Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm phân bón lá trên nền humat đối với giống hoa Lily tại Hà Nội.
Mã số 01C-05/05-2014-2

Sở KHCN

TP Hà Nội

 

2014-2016

PGS.TS. Lê Hải Đăng (chủ nhiệm)

Đã nghiệm thu

5

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Fe3O4/C định hướng ứng dụng trong xử lý nước thải ô nhiễm kim loại nặng và chất màu hữu cơ.

Mã sô: B2020-SPH-02

Bộ GD&ĐT

 

2020-2021

PGS.TS Lê Hải Đăng (chủ nhiệm)

TS. Nguyễn Văn Hải (Thư ký)

Đang thực hiện

 

6

Nghiên cứu tổng hợp phức chất của một số nguyên tố hiếm với phối tử quinolin, pyridine đa càng.
Mã số B2017- SPH-43

Bộ GD-ĐT

 

2017-2019

PGS.TS.Lê Thị Hồng Hải (chủ nhiệm)

Đã nghiệm thu

7

Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số cluster silic pha tạp làm vật liệu dây nano
Mã số: B2015-17-68

Bộ GD-ĐT

 

2015-2018

TS. Ngô Tuấn Cường (chủ nhiệm)

Đã nghiệm thu

8

Nghiên cứu cơ chế phản ứng của các gốc tự do CH3, C3H3, C6H5 với một số tác nhân trong pha khí bằng phương pháp hoá học tính toán.

Mã số: 104.06-2015.85

NAFOSTED

 

2016-2020

TS. Ngô Tuấn Cường (chủ nhiệm)

Đã nghiệm thu

9

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu quang xúc tác nano composit ZnO-ZrO2 pha tạp Vanadi để xử lý hiệu quả Phenol trong nguồn nước thải ô nhiễm.

Mã số SPHN - 19.

Trường ĐHSP Hà Nội

 

2019-2021

CNĐT: ThS. Phạm Thị Minh Thảo

Đã nghiệm thu

10

Tổng hợp các phức chất mới của các nguyên tố đất hiếm Eu, Tb, Sm, Pr, Y với phối tử β-dixetonat có nhận biết huỳnh quang để phát hiện phân tử 1O2.
Mã số B-2018-SPH-49

Bộ GD-ĐT

 

2018-2020

TS. Đinh Thị Hiền (chủ nhiệm)

Đã nghiệm thu

11

Phát triển hệ phức chất phát quang đa nhân của một số nguyên tố đất hiếm với phối tử họ β-đixeton định hướng ứng dụng trong y sinh và vật liệu quang.

Mã số: 104.03-2020.12

Nafosted

 

 

2020-2023

 

TS. Đinh Thị Hiền (chủ nhiệm)

Đang thực hiện

 

12

Nghiên cứu tổng hợp, xác định cấu trúc và thăm dò khả năng ức chế tế bào ung thư của dãy phức chất platin(II) chứa eugenol/anetol và amin
Mã số B2017-DQN-04

Bộ GD-ĐT

 

2016-2018

PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Chi (nghiên cứu chủ chốt)

Đã nghiệm thu

13

Tổng hợp các dẫn xuất phát quang bốn lần thế của ethene và nghiên cứu các hướng chuyển hóa của chúng nhằm tăng cường khả năng phát quang 104.01-2017.344

NAFOSTED

 

2-18-2021

PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Chi (nghiên cứu chủ chốt)

Đang thực hiện

 

14

Nghiên cứu mô phỏng và công nghệ chế tạo vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và ZrO2 nhằm cải thiện hiệu suất xử lý ô nhiễm môi trường

Bộ GD-ĐT

 

2014-2016

PGS.TS Lê Thị Hồng Hải (nghiên cứu chủ chốt)

Đã nghiệm thu

15

Nghiên cứu công nghệ điều chế một số sản phẩm đất hiếm có độ sạch cao từ nguồn khoáng đất hiếm Việt Nam”. Mã số ĐT.11.13/ĐMCNKK

Nhà nước

 

2015-2018

TS Nguyễn Văn Hải

(nghiên cứu chủ chốt)

Đã nghiệm thu

16

Nghiên cứu chế tạo và tính chất nhiệt điện của hệ vật liệu cấu trúc nano ZnO có pha tạp và lại ghép với oxide graphene

Mã số 103-02-2017-304

NAFOSTED

 

2018-2021

PGS.TS Lê Hải Đăng

(nghiên cứu chủ chốt)

Đang thực hiện

 

Bảng 5. Bản quyền sở hữu trí tuệ

TT

Tên sáng chế

Cấp quản lí

Năm thực hiện

Chủ nhiệm đề tài/tham gia

Ghi chú

 

1

“Giấy chứng nhận quyền Tác giả đồng thời là Chủ sở hữu: "Phần mềm Giáo trình điện tử thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học”

VN, 075/2019/QTG

Cục Bản quyền

2019

Lý Huy Hoàng, Cao Cự Giác, Lê Hải Đăng

 

 

  • Phạm vi ảnh hưởng hoạt động NCKH (không gian và thời gian)

- Hoạt động NCKH của Bộ môn đã góp phần nâng cao vị thế của khoa Hóa học và Trường Đại học Sư phạm trên phạm vi trong nước và quốc tế.

- Các kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú kho tàng kiến thức chuyên ngành và có nhiều triển vọng ứng dụng trong y dược, xử lý môi trường và nông nghiệp.

- Các kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao kết quả đào tạo đại học và sau đại học.

  • Các hoạt động hợp tác về KHCN trong và ngoài nước (đồng tổ chức hội thảo, tọa đàm, mời chuyên gia…)

- Chủ trì Hội thảo Khoa học và Công nghệ Hoá Vô cơ lần thứ 3 năm 2016. Tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, trong đó đạt 01 giải Best poster award tại Hội nghị hoá học phối trí lớn nhất thế giới năm 2018.

- Hiện nay Bộ môn đang hợp tác trong đào tạo và NCKH với một số đơn vị trong và ngoài nước như Đại học Quốc gia Singapo, KU - Leuven (Vương quốc Bỉ), Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ Xạ - Hiếm, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Qui Nhơn…

VI. Cơ sở vật chất và công tác đào tạo và hướng dẫn sinh viên, học sinh NCKH:

Ngoài phòng thí nghiệm chung cho sinh viên, Bộ môn có 05 phòng thí nghiệm nghiên cứu với trang thiết bị ngày càng được đầu tư đáp ứng yêu cầu để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Một số thiết bị phục vụ nghiên cứu của Bộ môn như: Máy đo UV-Vis, Máy cất quay, Lò nung, Tủ sấy, Kính hiển vi soi nổi, Máy khuấy từ gia nhiệt, Máy ly tâm, giàn chiết ...

Ngoài việc đào tạo sinh viên, cao học, NCS, hàng năm cán bộ Bộ môn còn tham gia hướng dẫn sinh viên, học sinh NCKH và đạt nhiều giải cao các cấp. Cụ thể giải nhất SV NCKH cấp Khoa (2013, 2014, 2017), nhì cấp Trường (2014, 2017), nhất cấp Trường (2013); học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật đạt giải nhất cấp Quốc gia (2016, 2018) và giải 3 lĩnh vực Hoá học cấp quốc tế (2016).

V. Khen thưởng:

1. Khen thưởng của tập thể Bộ môn

- Năm học 1963-1964, Bộ môn vinh dự là một trong 3 Bộ môn đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Hà nội, là Bộ môn đầu tiên của Khoa Hoá học – Trường ĐHSP Hà nội được Nhà nước tặng danh hiệu Tổ Lao động Xã hội chủ nghĩaCác năm tiếp theo từ 1964-1986 Bộ môn liên tục được nhận danh hiệu này với tổng cộng 18 năm được công nhận là Tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa.

- Năm 1998, bộ môn Hoá vô cơ được Thủ Tướng Chính phủ tặng Bằng Khen.

- Từ năm 1998 đến nay liên tục là Bộ môn đạt danh hiệu tiên tiến trong các năm học.

- Năm 2021 Bộ môn Hoá Vô cơ đạt “Giải thưởng Khoa học và Công nghệ cấp Trường dành cho Tập thể tiêu biểu”

- Năm 2021 Bộ môn Hoá Vô cơ đạt giải Nhất cấp Khoa và Nhì cấp Trường trong cuộc thi ảnh “Tuần lễ Áo dài 2021” do Công đoàn Trường phát động nhân dịp 08/03. Bức ảnh với tiêu đề “Hăng say”

2. Khen thưởng cấp cao của cán bộ trong Bộ môn:

Bảng 6: Thống kê khen thưởng cá nhân các cấp

STT

HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ

NĂM KHEN THƯỞNG

1

Bằng khen của Bộ trưởng

PGS.TS. Lê Hải Đăng

2018

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

2018

PGS.TS. Lê Thị Hồng Hải

2017

2

Bằng khen Công đoàn giáo dục Việt Nam

PGS.TS. Lê Hải Đăng

2020

3

Giấy chứng nhận của Bộ trưởng

TS. Nguyễn Văn Hải

2020

4

Giấy khen của Hiệu Trưởng

PGS.TS. Lê Hải Đăng

2016

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

2016, 2018, 2019, 2021, 2022

PGS.TS. Lê Thị Hồng Hải

2019

PGS.TS. Ngô Tuấn Cường

2016, 2018

        2019

PGS. TS. Đinh Thị Hiền

2018, 2019, 2022

TS. Nguyễn Văn Hải

2020

ThS. Phạm Thị Minh Thảo

2020, 2022

5

Khen thưởng khác

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

Giấy khen của BCH Đảng uỷ khối các Trường ĐH, CĐ Hà Nội

 

 

2018

PGS.TS. Lê Hải Đăng:

Bằng khen của Công đoàn GDVN

2019

PGS.TS. Lê Hải Đăng:

Giấy khen của Công đoàn Trường

2019

PGS.TS. Lê Hải Đăng:

Giấy khen của Đảng ủy Trường

2019

PGS.TS. Ngô Tuấn Cường

Giấy khen của Công đoàn Trường

 

2019

PGS.TS. Đinh Thị Hiền

Giải thưởng sáng tạo trẻ

 

2019

PGS.TS. Lê Hải Đăng:

Giấy khen của Công đoàn Trường

2020

TS. Nguyễn Văn Hải

Giấy khen của Đảng ủy Trường

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Post by: admin admin
08-01-2018