Bộ môn Phân tích


08-01-2018

BỘ MÔN HOÁ HỌC PHÂN TÍCH

Tổ Hóa học Phân tích (nay gọi là bộ môn Hóa học Phân tích) trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập từ năm 1958, khi trường được chuyển từ 19 Lê Thánh Tông về Cầu Giấy. Thời điểm đó tổ chỉ gồm 3 thành viên là Thầy Hoàng Minh Châu (Tổ trưởng đầu tiên của tổ), Thầy Nguyễn Tinh Dung và Thầy Cung Văn Chuy. Sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay tổng số có 45 Thầy Cô đã và đang công tác tại Bộ môn Hóa học Phân tích và qua 12 thời kì với các Thầy Cô tổ trưởng – nay đổi là trưởng bộ môn - khác nhau.

 

TRƯỞNG BỘ MÔN QUA CÁC THỜI KÌ

(ghi theo Học hàm, học vị tại thời điểm )

 

1/ 1958 – 1959: PGS.TS. Hoàng Minh Châu,

2/ 1959 – 1961: GS.TS. NGƯT. Nguyễn Tinh Dung

3/ 1961 – 1963: TS. Lê Viết Lân

4/ 1963 – 1965: PGS.TS. Hoàng Minh Châu

5/ 1965 – 1982: GS.TS. NGƯT. Nguyễn Tinh Dung

6/ 1982 - 1984: GS.TS. Hồ Viết Quý (quyền Trưởng Bộ môn)

7/ 1984 – 2001: PGS. TS. Dương Quang Phùng

8/ 2002 – 2003: PGS. TS. NGƯT. Đào Thị Phương Diệp

9/ 2003 – 2005: PGS. TS. Trần Thị Hồng Vân (quyền Trưởng Bộ môn)

10/ 2005 – 2011: TS. Trần Công Việt

11/ 12/2011 - 2018: PGS. TS. NGƯT. Đào Thị Phương Diệp

12/ 02/2018 đến nay: TS. Nguyễn Bích Ngân

 

DANH SÁCH CÁC THẦY CÔ CÔNG TÁC TẠI

 BỘ MÔN HÓA HỌC PHÂN TÍCH

 

STT

Họ và tên

STT

Họ và tên

1

Thầy Hoàng Minh

Châu

24

Thầy Hà Trung

Hưng

2

Thầy Nguyễn Tinh

Dung

25

Cô Nguyễn Thị

Kiền

3

Thầy Cung Văn

Chuy

26

Cô Nguyễn Thị Thu

Nga

4

Thầy Nguyễn

Huyến

27

Cô Nguyễn Thị

Liệp

5

Thầy Lê Viết

Lân

28

Thầy Trần Công

Việt

6

Thầy Dương Xuân

Trinh

29

Thầy Nguyễn Hữu

Vị

7

Thầy Nguyễn Đức

30

Thầy Lê Văn

Minh

8

Thầy Đào Văn

Chung

31

Thầy Cao Danh

Đằng

9

Thầy Trần Thế

Thiển

32

Cô Phan Thị

Tâm

10

Cô Nguyễn Thị

Lan

33

Cô Đào Thị Phương

Diệp

11

Cô Nguyễn Kim

Trâm

34

Thầy Đặng Xuân

Thư

12

Thầy Đỗ Phi

Bằng

35

Cô Vũ Thị

Bình

13

Cô Lê Thị

Vinh

36

Cô Nguyễn Bích

Ngân

14

Thầy Hồ Viết

Quý

37

Thầy Nguyễn Quang

Tuyển

15

Thầy Trương Văn

Minh

38

Cô Nguyễn Thị Thanh

Mai

16

Cô Nguyễn Thị

Hồng

39

Thầy Trần Thế

Ngà

17

Thầy Cao Ngọc

Thành

40

Cô Vũ Thị

Hương

18

Thầy Nguyễn Mậu

Thuyết

41

Thầy Trần Minh

Đức

19

Cô Nguyễn Thị

Hòa

42

Thầy Phạm Bá Việt

Anh

20

Thầy Phạm Trần

Khiêm

43

Thầy Tạ Văn

Thạo

21

Thầy Nguyễn Trọng

Khởi

44

Cô Vũ Thị

Tình

22

Cô Trần Thị Hồng 

Vân

45

Cô Nguyễn Thị Bích

Việt

23

Thầy Dương Quang

Phùng

 

 

CÁC CÁN BỘ TỔ BỘ MÔN HOÁ HỌC PHÂN TÍCH HIỆN NAY

PGS.TS. NGƯT. Đào Thị Phương Diệp

Nguyên Phó trưởng khoa, nguyên Trưởng Bộ môn

PGS.TS. Đặng Xuân Thư

Bí thư Đảng ủy-Phó Hiệu trưởng

TS. Nguyễn Bích Ngân

Trưởng Bộ môn

TS. Nguyễn Thị Bích Việt

Phó Trưởng Bộ môn

TS. Nguyễn Quang Tuyển

TS. Vũ Thị Hương

ThS. Trần Thế Ngà ThS. Vũ Thị Tình
         

 

I. NHIỆM VỤ

1. Đào tạo đại học và sau đại học

Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, có năng lực NCKH, giàu nhiệt huyết, Bộ môn Hoá Phân tích đã và đang tham gia đào tạo nhiều thế hê cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ của khoa, góp phần nâng cao nguồn nhân lực đất nước. Ngoài ra, Bộ môn còn tham gia giảng dạy cho sinh viên của khoa Sinh học, của hệ Cao đẳng thiết bị dạy học, trường Đại học Sư phạm Hà nội. Bên cạnh đó, Bộ môn cũng đóng góp công sức không nhỏ trong việc giảng dạy các hệ cao học của các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc, Thái Nguyên,...; giảng dạy các lớp không chính qui của nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Điện Biên,…và các lớp Đại học từ xa như Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Nai v.v...

Kể từ năm bắt đầu đào tạo sau đại học (năm 1976) và sau đó chuyển thành hệ Thạc sĩ (năm 1992) cho đến nay, Bộ môn Hoá Phân tích đã đào tạo được 252 Thạc sĩ (trong đó có cả học viên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân nhân Lào). Đã hướng dẫn thành công tại bộ môn 18 luận án tiến sĩ. Hiện nay bộ môn đang hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh và 15 học viên cao học K26 (chưa kể K27).

Bộ môn đã tham gia đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhiều giảng viên ở một số trường Đại học, Cao đẳng, các nghiên cứu viên ở các Vụ, Viện và đội ngũ giáo viên cho các trường phổ thông, đặc biệt là đội ngũ giáo viên giỏi cho các trường phổ thông chuyên. Nhiều người trong số này đã trở thành cán bộ chủ chốt của nhiều trường Đại học, Cao đẳng…như ĐHSP TPHCM, ĐH Quy Nhơn, ĐHSP - ĐH Huế, ĐH Hải Phòng, Viện Hóa học, Viện Hóa Công nghiệp...

Ngoài công tác đào tạo Đại học và Sau Đại học, Bộ môn Hoá Phân tích cũng đóng góp 1 phần đáng kể trong việc tập huấn cho giáo viên, cho các học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi Quốc gia, tuyển chọn, bồi dưỡng và dẫn đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Quốc tế môn Hoá học.

2. Nghiên cứu khoa học

Là một trong những bộ môn có bề dày truyền thống trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, bộ môn Hoá Phân tích trong nhiều năm đã chủ trì nhiều công trình nghiên cứu khoa học các cấp. Bộ môn đã chủ trì và nghiệm thu thành công 12 đề tài cấp Nhà nước, 24 đề tài cấp Bộ, 19 đề tài cấp Trường. Cho đến nay, Bộ môn đã có khoảng 450 công trình đăng trên các tạp chí và Kỷ yếu của hội thảo Quốc gia và Quốc tế.

3. Biên soạn giáo trình, tài liệu

Bộ môn đã xây dựng và hoàn chỉnh khung chương trình và chương trình chi tiết cho các hệ tiến sĩ, thạc sĩ, đào tạo cử nhân, cử nhân chất lượng cao.

Bộ môn đã chủ biên và xuất bản các giáo trình cơ sở, sách chuyên khảo về hóa học và chuyên ngành Hóa Phân tích, đặc biệt là bộ giáo trình cốt lõi để phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng từ cử nhân đến tiến sĩ. Ngoài ra bộ môn còn biên soạn các tài liệu phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi và thi Olympic Quốc gia và Quốc tế về Hóa học, các tài liệu về qui trình phân tích, phát hiện các độc tố trong nước, trong hoa quả, thực phẩm.

Từ năm 1981 đến nay, bộ môn đã biên soạn được 46 đầu sách, biên dịch 4 đầu sách và hoàn thành tái bản có sửa chữa nhiều đầu sách phục vụ đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng học sinh giỏi.

II. THÀNH TÍCH

4. Thi đua, khen thưởng

Trong công tác thi đua, tập thể Bộ môn Hoá học Phân tích và nhiều cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp xuất sắc trong công tác đào tạo, giáo dục và nghiên cứu khoa học và đã được tặng nhiều phần thưởng cao quí

a/ Tập thể:

  1. Huân, Huy chư­ơng
  • Huân ch­ương Lao động Hạng Ba năm 1981
  • Huân chư­ơng Lao động Hạng Nhì năm 2001

-    Huy chương về giải thưởng “Khoa học tuổi trẻ sáng tạo Quốc tế” tại Maxcơva năm 1980

  1. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 1979
  2. Bằng khen của Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục năm 1979, 2006
  3. Bằng khen của Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục VN năm 1979
  4. Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội năm 1983
  5. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1984
  6. 22 năm liên tục đạt danh hiệu Tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa (1967 – 1989). Từ 1990 - 2000, bộ môn liên tục được nhà Trường công nhận là “Tổ lao động Tiên tiến xuất sắc”. Từ 2001-2012: nhiều năm bộ môn đạt danh hiệu Lao động Tiên tiến xuất sắc

b/ Cá nhân

  1. Nhà giáo Ưu tú: Cố GS.TS. Nguyễn Tinh Dung (1997); PGS.TS. Đào Thị Phương Diệp (2012); PGS. TS. Đặng Xuân Thư (2017).
  2. Huân chương Lao động Hạng Nhì: Cố GS.TS. Nguyễn Tinh Dung (2001)
  3. Huân chương Lao động Hạng Ba: Cố GS.TS. Nguyễn Tinh Dung (1979); PGS. TS Nguyễn Đức Tú (2009); PGS.TS. Đào Thị Phương Diệp (2015)
  4. Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Nhì: Cố GS.TS. Nguyễn Tinh Dung (1986); PGS. TS Nguyễn Đức Tú.
  5. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: Cố GS.TS. Nguyễn Tinh Dung (1979); PGS.TS. Trần Thị Hồng Vân (2008); PGS.TS. Đào Thị Phương Diệp (2010); PGS.TS. Đặng Xuân Thư (2015)
  6. Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cố GS.TS. Nguyễn Tinh Dung (1970, 1985, 1998, 1999, 2000); GS. TS. Hồ Viết Quý (2007); Cô Nguyễn Kim Trâm (1998); Cố PGS. TS. Dương Quang Phùng (2006); PGS. TS. Trần Thị Hồng Vân (2003, 2005); Thầy Nguyễn Hữu Vị (1999); TS. Trần Công Việt (2006); PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Nga (2008); PGS.TS. Đào Thi Phương Diệp (2006, 2010, 2013, 2016); PGS.TS. Đặng Xuân Thư (2006, 2014, 2015); TS. Nguyễn Bích Ngân (2015).
  7. Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn: Cố GS.TS. Nguyễn Tinh Dung (1981)
  8. Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: PGS.TS. Trần Thị Hồng Vân (2004, 2006); PGS. TS. Đặng Xuân Thư (2015)
  9. Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam: PGS.TS. Trần Thị Hồng Vân (2001, 2002, 2003, 2005, 2007); PGS. TS. Đặng Xuân Thư (2014)
  10. Bằng khen của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: PGS.TS. Trần Thị Hồng Vân (2002, 2003)
  11. Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội: Thầy Nguyễn Hữu Vị (1979)
  12. Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: PGS.TS. Trần Thị Hồng Vân (2005, 2006)
  13. Bằng khen của Hội Hóa học: PGS. TS. Đào Thị Phương Diệp (2004)
  14. Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội: ThS. Trần Thế Ngà (2009), TS. Vũ Thị Hương (2012); Ths. Trần Minh Đức (2013).
  15. Bằng khen của Trung ương đoàn: Ths.Trần Minh Đức (2015)
  16. Chiến sĩ thi đua cấp Bộ: PGS.TS. Trần Thị Hồng Vân (2008); PGS.TS. Đào Thị Phương Diêp (2008, 2012, 2016); PGS. TS. Đặng Xuân Thư (2012, 2016)
  17. Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố: Cố GS. TS. Nguyễn Tinh Dung (19 lần: 1961, 1965, từ 1968 đến 1985)
  18. Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: Thầy Nguyễn Hữu Vị (1979, 1999); PGS.TS. Trần Thị Hồng Vân (7 năm liền từ 2001 đến 2007); PGS.TS. Đào Thị Phương Diêp (15 năm liên tục từ năm 2003 đến 2017); PGS. TS. Đặng Xuân Thư (11 năm liên tục từ 2007 đến 2017); PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Nga (2008); Ths. Nguyễn Quang Tuyển (2013); TS. Nguyễn Bích Ngân 2014; Ths. Trần Minh Đức (2015)

Ngoài ra còn nhiều cá nhân được tặng nhiều danh hiệu khác: Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục (Thầy Dung, Thầy Quý, Thầy Bằng, Cô Trâm, Thầy Phùng, Cô Vân, Thầy Việt, Thầy Vị, Cô Nga, Cô Diệp, Thầy Thư, Cô Bình); Huy chương “Vì thế hệ trẻ” (Thầy Dung); Huy chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ” (Thầy Quí); Thư khen của Bộ Giáo dục (Thầy Dung); Thư khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam (Thầy Dung); Giấy khen của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (Cô Diệp); Giấy khen của Đảng bộ khối (Thầy Thư, Cô Diệp), Giấy khen của Hiệu trưởng trường ĐHSPHN (Cô Diệp, Cô Ngân, Thầy Tuyển, Thầy Đức, Cô Việt); Giấy khen cho GV hướng dẫn SVNCKH đạt giải cấp trường (Cô Việt, Thầy Thạo),v.v…

III. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

  1. Nghiên cứu cân bằng ion trong các dung dịch.
  2. Nghiên cứu sự tạo phức của ion kim loại với thuốc thử hữu cơ và ứng dụng trong phân tích.
  3. Tổng hợp và phân tích cấu trúc vật liệu nano siêu dẫn, ứng dụng trong pin năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu.
  4. Tổng hợp các oxit nano ứng dụng trong thực phẩm và y học
  5. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích điện hóa và các phương pháp đo quang, HPLC, GC – MS trong phân tích môi trường và an toàn thực phẩm (phân tích các hợp chất hữu cơ, các ion kim loại, các vi nấm, các axit amin, v.v…)
  6. Phân tích Hóa sinh: Chế tạo các cảm biến sinh hóa ứng dụng trong phân tích y-sinh bằng phương pháp điện hóa
  7. Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lí môi trường (vật liệu thu hồi dầu), polymer phân hủy sinhh học
  8. Hóa học Phân tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi

Phát huy truyền thống đoàn kết và xây dựng, Bộ môn Hóa Phân tích luôn luôn phấn đấu phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng khoa Hoá học và Trường ĐHSP Hà Nội ngày càng vững mạnh, xứng đáng là một trường đại học trọng điểm của cả nước.

Trưởng bộ môn

TS. Nguyễn Bích Ngân

 

Post by: admin admin
08-01-2018