Thông tin chung - Khoa Hoá học


08-03-2019

THÔNG TIN CHUNG

 

Khoa: Hóa học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

1. Địa chỉ: Nhà A4 – ĐHSPHN; Điện thoại: 024.38.330.841;  

    Website: http://chem.hnue.edu.vn/

2. Đội ngũ cán bộ:

- Tổng số cán bộ 57. Trong đó có 18 PGS, 21 TS, 16 ThS, 2 cử nhân (bao gồm 46 giảng viên, 8 giáo viên dạy nghề và 3 cán bộ hành chính).

3. Đào tạo:

- Sau đại học: Khoa đang đào tạo 06 chuyên ngành thạc sĩ với qui mô 120 học viên/năm và 05 chuyên ngành tiến sĩ với 15 nghiên cứu sinh/năm.

- Đại học chính qui:

+ Qui mô sinh viên chính qui: 140 SV/năm.

+ Có 04 chương trình đào tạo gồm: Cử nhân Sư phạm Hóa học, Cử nhân Sư phạm Hóa học Chất lượng cao, Cử nhân Sư phạm Hóa học - tiếng Anh và Cử nhân Hóa học.

* Chương trình đào tạo: Cử nhân Sư phạm Hóa học và Cử nhân Sư phạm Hóa học - chất lượng cao.

- Mục tiêu: Đào tạo giáo viên trình độ đại học có phẩm chất và năng lực thực hiện hiệu quả các chương trình giáo dục bậc THPT, trung cấp, cao đẳng và đại học.

- Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp: Giáo viên giảng dạy môn Hóa học ở các trường Trung học phổ thông chuyên và đại trà, Cao đẳng và Đại học. Có khả năng làm nghiên cứu viên ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ.

* Chương trình đào tạo: Cử nhân Sư phạm Hóa học - tiếng Anh.

- Mục tiêu: Đào tạo giáo viên trình độ đại học có đầy đủ phẩm chất và năng lực thực hiện hiệu quả các chương trình giáo dục bậc THPT, Cao đẳng và Đại học, đồng thời có đủ năng lực giao tiếp và giảng dạy môn Hóa bằng tiếng Anh ở các bậc học này.

- Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp: Giáo viên dạy môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông, đặc biệt là giáo viên dạy phổ thông ở các trường song ngữ, trường quốc tế; giảng viên; làm nghiên cứu viên ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ.

* Chương trình đào tạo: Cử nhân Hóa học

- Mục tiêu: Đào tạo cử nhân Hóa học có năng lực vận dụng những kiến thức hóa học trong việc nghiên cứu khoa học (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng). Có khả năng sử dụng thành thạo, linh hoạt các dụng cụ thí nghiệm, các thiết bị nghiên cứu  cơ bản và tiên tiến để triển khai hoạt động thực nghiệm hóa học áp dụng trong nghiên cứu và thực tiễn sản xuất ở các công xưởng, nhà máy. Có kĩ năng nhận biết, xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến kĩ thuật sản xuất hóa học.

- Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp: Cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà máy, xí nghiệp và trung tâm liên quan đến lĩnh vực hóa học.

4. Cơ hội trong quá trình học tập

 

          - Được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp bởi đội ngũ nhà giáo gồm các giáo sư, tiến sĩ tâm huyết với nghề và có kiến thức chuyên môn uyên thâm.

          - Được học tập và rèn luyện trong môi trường thân thiện và chuyên nghiệp với các trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học.

          - Được các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu trên thế giới (Anh, Pháp, Mỹ, Bỉ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…) trực tiếp tuyển sinh thạc sĩ, nghiên cứu sinh hàng năm.

          - Với SV hệ Sư phạm Hóa học – tiếng Anh: Được tiếp xúc và giảng dạy bởi các chuyên gia quốc tế trong một số môn học.

          - Với SV hệ Cử nhân Hóa học: Được thực tập 01 năm cuối tại các Viện nghiên cứu, các nhà máy,…để làm quen và sử dụng các thiết bị nghiên cứu, sản xuất; để thực hành các quy trình sản xuất hóa học; để vận dụng xử lí các vấn đề về môi trường, hóa chất,…

5. Tuyển sinh hệ Đại học

- Hàng năm tuyển sinh: 105 chỉ tiêu hệ Sư phạm + 35 chỉ tiêu hệ Cử nhân.

+ Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước;

+ Phương thức tuyển sinh: Dựa vào kết quả kỳ thi PTTH Quốc gia hoặc xét điểm học bạ.

 

Post by: admin admin
08-03-2019